Chuyên trang kiến thức công nghệ và kinh doanh

Cập nhật công nghệ in mới nhất hiện nay

Trong thế kỷ 21, ngành công nghiệp in ấn phát triển nhanh chóng, cho ra đời nhiều công nghệ in mới. Với mỗi công nghệ sẽ đi kèm những ưu điểm và hạn chế riêng. Để giúp bạn tìm ra công nghệ p hợp nhất với mục đích, sản phẩm của mình. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 7 công nghệ in mới nhất hiện nay!

1. Tìm hiểu công nghệ in offset

Công nghệ in Offset là công nghệ in quen thuộc và phổ biến nhất hiện nay. Trong công nghệ này, phần tử in sẽ hiển thị thông tin trên ống bản kẽm, sau đó bắt mực và bắt nước. Ống kẽm tiếp tục ép hình ảnh và chữ lên các tấm cao su (tấm offset), sau đó ép từ tấm cao su lên giấy in và hoàn thành 1 bản in offset.

công nghệ in ấn phổ biến hiện nay
Hệ thống máy in Offset

Cấu tạo máy in offset

Một máy in offset bao gồm các bộ phận: Ống bản (bản kẽm), Trục cao su, Bộ phận nạp giấy, Bộ phận cấp mực, Bộ phận cấp ẩm, Bộ phận trung chuyển, Bộ phận ra giấy.

Ưu điểm

Nhược điểm

2. Tìm hiểu công nghệ in flexo

Công nghệ in Flexo tên đầy đủ là Flexography, đây là công nghệ sử dụng bản in nổi được làm bằng chất liệu cao su hoặc nhựa Polyme. Các phần tử in có bề mặt cao hơn các phần tử không in. Mực sẽ đi từ khay mực sang một trục quay tròn, sau đó trục này tiếp xúc với trục Anilox và giữ lại một lượng mực nhất định. Tiếp đến, trục Anilox quay tròn và tiếp xúc với bản in và cho ra lượng mực đều và nhanh chóng. Bản in tiếp tục quay tròn và tiếp xúc với bề mặt in để cho ra hình ảnh cần in, hình ảnh trên khuôn là hình ảnh ngược chiều. Công nghệ in Flexo ứng dụng được trên nhiều bề mặt vật liệu in khác nhau bao gồm: In cốc, in thùng Carton, in tem nhãn, in trên nhựa, giấy bạc,…..

Đối với công nghệ in flexo trên thùng carton, bạn có thể tham khảo các đơn vị nhận in để tính giá thùng carton 3 lớp dựa trên số lượng mong muốn.

Hệ thống máy in Flexo

Ưu điểm

Nhược điểm

Công nghệ in flexo hiện đã khá lỗi thời và mang theo một số hạn chế đáng kể:

3. Tìm hiểu công nghệ in ống đồng

Công nghệ in ống đồng sử dụng kỹ thuật in lõm. Công nghệ trên sử dụng một trục đồng có bề mặt khắc với các phần tử in lõm xuống và phần tử in lồi lên. Trên trục đồng sẽ có một bộ phận cấp mực, các hạt mực sẽ nằm trong các lỗ lõm.

Công nghệ in ống đồng .

Ưu điểm

Nhược điểm

4. Tìm hiểu công nghệ in kỹ thuật số

Tương tự như in Offset, công nghệ in kỹ thuật số tương đối thông dụng và quen thuộc với tất cả mọi người. Phương pháp in này sẽ xuất ảnh trực tiếp từ File thiết kế trên máy tính, sau đó máy in sẽ tự động pha mực và đầu phun sẽ thực hiện phun mực lên bề mặt in.

Máy in kỹ thuật số

Ưu điểm

Nhược điểm

5. Tìm hiểu công nghệ in lụa

Ngày nay, công nghệ in lụa được gọi với cái tên thông dụng hơn là công nghệ in lưới. Nó hoạt động dựa trên quy tắc chỉ có một phần mực sẽ được thấm qua lưới in và dính trên bề mặt in. Các khu vực khác đã được bịt kín bởi hóa chất chuyên dụng. Có nhiều kiểu in lưới khác nhau như: in lưới thủ công, in lưới bằng máy in tự động hoặc máy cơ khí. Quá trình in lụa bao gồm 6 công đoạn: Đầu tiên làm khuôn in, chế tạo bản in, sử dụng dao gạt, pha chế chất tạo màu, hồ in và cuối cùng là in.

Công nghệ in lụa trên bàn thủ công

Ưu điểm

Nhược điểm

6. Tìm hiểu công nghệ in typo

Đây là công nghệ in truyền thống đã có từ những thế kỷ trước. Tuy nhiên hiện nay công nghệ in này đã được bỏ đi do sự phức tạp trong khâu tạo khuôn, thời gian in lâu. Kỹ thuật in này đòi hỏi từng con chữ riêng rẽ sẽ được đúc bằng hợp kim, sau đó hợp với nhau vào một khuôn và tạo thành từng chữ, từng dòng chữ.

Ưu điểm

Nhược điểm

7. Tìm hiểu công nghệ in laser

Công nghệ in laser là công nghệ in dựa trên nguyên lý tĩnh điện gián tiếp. Kỹ thuật in như sau: tia laser quét trực tiếp lên trống cảm quang qua gương tam giác quay liên tục. Sau đó, tia laser tiếp tục quét lên bề mặt trống, cường độ quét phụ thuộc vào độ đậm nhạt của điểm ảnh. Đến công đoạn trống lăn qua bề mặt giấy in, toàn bộ nội dung sẽ được in trên giấy.

Nguyên lý hoạt động

Quá trình in laser bắt đầu khi tia laser được chiếu lên trống cảm quang thông qua một hệ thống gương đa giác xoay liên tục. Tia laser này sẽ quét qua trống, điều chỉnh cường độ của nó dựa trên độ đậm nhạt của từng điểm ảnh trên tài liệu cần in. Trống cảm quang có khả năng thay đổi điện trở tại các vị trí khác nhau, tùy thuộc vào độ sáng mà tia laser chiếu tới. Khi đi qua dây tích điện, trống sẽ nhận một lượng điện tích khác nhau tùy theo điện trở tại từng vùng, giúp hút lượng mực tương ứng từ hộp mực để tạo nên hình ảnh in.

Sau đó, trống cảm quang lăn trên giấy để truyền mực từ trống sang bề mặt giấy. Mực sử dụng trong in laser là loại bột, được làm nóng chảy qua trục sấy ở nhiệt độ khoảng 260 độ C. Sự kết hợp giữa nhiệt và áp lực từ trục sấy giúp mực bám chặt vào giấy. Trong in laser màu, nguyên tắc hoạt động tương tự như in đen trắng, nhưng máy sử dụng thêm các hộp mực màu cơ bản khác bao gồm đen, vàng, magenta và cyan để tạo thành hình ảnh màu sắc phức tạp hơn.

Ưu điểm

Nhược điểm

Trên đây là 7 công nghệ in mới nhất hiện nay tương ứng với những ưu nhược điểm nhất định. Tuỳ thuộc vào nhu cầu và số lượng bản in mong muốn, bạn có thể chọn ra công nghệ in phù hợp nhất! Bên cạnh đó nếu bạn muốn tìm hiểu nhiều hơn về in ấn, sản xuất thùng carton thì bạn có thể tham khảo tổng hợp các bài viết về thùng carton để mở rộng kiến thức của mình nhé.

Bezos Brad

Tôi là một trong những chuyên trang uy tín hiện nay cung cấp thông tin mới nhất về công nghệ, kinh doanh và văn hóa. Trang web và các kênh truyền thông của Elanbiz thu hút tới hơn 19 triệu lượt người xem hàng tháng.

Exit mobile version